Sau bài viết về sự ra đời của Bitcoin hay trả lời cho câu hỏi đào Bitcoin là gì thì hôm nay, mình xin giới thiệu đến các bạn một bài viết mới, đi sâu hơn một chút nữa về những khái niệm tồn tại xung quanh Bitcoin. Lần này là trả lời cho câu hỏi “Thuật toán của Bitcoin” hay “Thuật toán đào Bitcoin là gì?”. Mời các bạn đọc bài viết để hiểu thêm về khái niệm Thuật toán đào Bitcoin nhé!

 

A. Thuật toán đào Bitcoin là gì?

Như đã nói, Bitcoin ra đời dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain nên nếu muốn sở hữu Bitcoin, có một cách truyền thống từ xưa đến nay được mọi người áp dụng, đó là “Đào Bitcoin”. Nếu bạn không muốn mua bán, mà muốn tự thân có được những đồng Bitcoin thì bạn có thể dùng kỹ thuật có thể nói gần như là “nguyên thủy” nhất nói ở trên để sở hữu Bitcoin, đó là Đào Bitcoin (hay còn gọi là Bitcoin mining). Tuy nhiên, ít có ai tìm hiểu sâu vào những thuật toán ảnh hưởng đến việc đào Bitcoin là gì mà chỉ tìm hiểu bề nổi là cách đào Bitcoin như thế nào, đào Bitcoin làm sao? ,...  nên bài viết này mình muốn các bạn hướng tới khái niệm lõi cho việc đào Bitcoin là những thuật toán xoay quanh nó. Với những khái niệm như Block, Hashing, Nounce,... trang cũng đã có những bài viết chia sẻ về những thông tin này, nếu các bạn muốn hiểu rõ hơn, có thể tìm đọc trong trang nhé!

(Xem thêm: Gia công Puly)

Trở lại với nội dung chính, thuật toán đào Bitcoin là thuật toán quy định mỗi block mới phát sinh sau một thời gian đều chứa dữ liệu về giao dịch trong thời điểm đó, dữ liệu giao dịch mã hóa một chiều về khối kế trước đó và một tham số để giải toán. Thuật toán này có thể mã hóa bất kỳ dữ liệu nào trở thành chuỗi dài 256 bit, bao gồm 64 ký tự cả chữ và số. Đó là khái niệm ngắn gọn nhất. Nhưng muốn để hiểu rõ tường tận hay hiểu sâu thì có lẽ, các bạn phải cần dành nhiều thời gian cho việc tìm tòi những thông tin xoay quanh Bitcoin này.

B. Thuật toán Bitcoin tìm ra block mới như thế nào?

Với chuỗi ký tự dài 256bit được đề cập ở trên, lúc này nó sẽ được tiếp tục ghép với dữ liệu mã hóa của giao dịch kế tiếp bằng những thuật toán nhất định  đến khi chỉ còn hai hashing về giao dịch trong khối sau khi đã mã hóa. Kết quả của quy trình này tạo ra một cây nhị phân, được gọi là Market Root. Nó cũng sẽ tiếp tục được ghép với những thông tin khác như kết quả hashing khối trước đó, thời gian tiêu hao để khởi tạo khối và thông số Nounce. Những thông số này sẽ được tiếp tục mã hóa để tạo kết quả hashing cuối.  Một khối mới chỉ được tạo khi giải được bài toán tìm kết quả hashing cuối cùng nhỏ hơn giá trị của mục tiêu trong blockchain theo quy định của thuật toán đào bitcoin. Sau đó, lập tức kết quả này sẽ được chuyển đến khối khác trong mạng lưới Blockchain để xác nhận. Khi có trên 50% số khối có trong blockchain xác nhận kết quả thì khối mới sẽ được tạo ra nhé các bạn! Nếu kết quả chưa hợp lệ thì tham số Nounce sẽ tự động thay đổi ngẫu nhiên cho đến khi tìm được tham số đúng. Quá trình tìm tham số này được gọi là Proof of Work (hay bằng chứng công việc) – đã có bài viết về khái niệm này, mời các bạn tìm đọc trong trang. Tuy việc thực hiện sẽ rất tốn kém về nhiều khía cạnh như điện năng để có thể duy trì khả năng tính toán của hệ thống. Và đó là lý do điều này lại khiến bitcoin trở nên có giá trị hơn bởi việc tìm kiếm các bitcoin mới sẽ ngày càng tốn kém và con người đang đầu tư rất nhiều vào khía cạnh này trong việc “Đào Bitcoin”.

 

C. Những thuật toán đào Bitcoin phổ biến hiện nay

Có nhiều thuật toán đào Bitcoin lắm nhé các bạn, chứ không phải chỉ có 1 thuật toán duy nhất. Thuật toán đầu tiên mình xin giới thiệu đến các bạn đó là:

Thuật toán SHA-256

Đây là một trong những thuật toán phổ biến nhất được dùng để đào Bitcoin. SHA là viết tắt của (Secure Hash Algorithm) hay còn được gọi là thuật toán giải băm an toàn được FIPS – Tiêu chuẩn xử lý thông tin của Mỹ công nhận nên các bạn cũng yên tâm nhé! Thuật toán này tạo ra các địa chỉ Bitcoin một cách bảo mật và an toàn. Có khả năng xử lý thô hiệu quả.

Thuật toán Ethash

Thuật toán này được sử dụng cho điều kiện Proof of Work, vốn trên nền tảng đồng Ethereum. Thuật toán này được dân đào Bitcoin ưa thích bởi những ưu điểm lớn. Độ bão hoà IO cao, thiện thiện với GPU máy tính, nên việc sử dụng dài lâu sẽ có độ ổn định. Ngoài ra nó cũng có thể hoạt động tốt với những máy đào bitcoin có cấu hình không cao nữa nhé!

 

D. Kết luận

Bài viết này chứa nhiều thông tin về khái niệm thuật toán đào Bitcoin, hy vọng bài viết giúp ích cho bạn được nhiều. Nếu bạn thấy hay và muốn tìm đọc thêm những bài viết tương tự về những khái niệm, vấn đề xoay quanh đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin thì các bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết mình có chia sẻ tại trang Binancegate nhé! Mong rằng bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích.